KHI BỊ NGƯỜI KHÁC DỌA ĐÁNH PHẢI LÀM THẾ NÀO?

Câu hỏi của bạn đọc: Chào Luật sư, cách đây mấy tháng tôi có vay tiền của của một nhóm người. Đến hạn thánh toán nhưng tôi chưa kịp trả, do tôi bị tai nạn nên chưa đi làm lại được mới dẫn tới tình trạng chậm trả. Tôi đã trình bày hoàn cảnh xin khất thêm một tháng nhưng bên kia không đồng ý và gần đây tôi nhận được rất nhiều tin nhắn khủng bố, dọa đánh. Hiện tại tôi rất lo lắng, Luật sư cho tôi hỏi tôi phải làm gì để bảo đảm an toàn cho mình và gia đình ạ. Tôi xin cảm ơn.

Tư vấn giải quyết tranh chấp đất đai - nhà ở

Trả lời của Luật sư: Cảm ơn bạn đã chia sẻ với chúng tôi. Luật sư An Nghiệp xin được tư vấn cho trường hợp của bạn như sau:

Hiện nay những sự việc người vay nợ khi không trả nợ đúng hạn bị các đối tượng đe dọa, hành hung xảy ra thường xuyên. Điều đó dẫn tới tình trạng hoang mang, lo sợ cho các người vay nợ; cũng như người thân, bạn bè của người vay nợ bị làm phiền và bị đe dọa khủng bố bằng nhiều hình thức. Hiện tại pháp luật đã có những quy định rõ ràng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho mọi người dân.

Mọi hành vi đe dọa tới người khác (lời nói hay hành động) đều là hành vi vi phạm pháp luật, tuy nhiên tùy thuộc vào hành vi của đối tượng đe dọa mà mức xử lý được pháp luật quy định khác nhau.

Tại Điều 466 Bộ luật dân sự 2015 quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay như sau:

“Điều 466. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Theo quy định trên, bạn có nghĩa vụ phải trả nợ gốc và lãi khi đến hạn theo sự thỏa thuận. Khi bạn không có khả năng thanh toán thì bên cho vay có quyền làm đơn khởi kiện về việc đòi lại tài sản đến Tòa án nhân dân cấp quận/huyện.”

Tại điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác

1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn gây nguy hại cho từ 02 người trở lên;

b) Dùng a-xít sunfuric (H2SO4) hoặc hóa chất nguy hiểm khác gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;

c) Gây cố tật nhẹ cho nạn nhân;

l) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại sức khỏe do được thuê;

2. Phạm tội gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.

7. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.

Căn cứ những quy định trên, nếu bên cho vay thường xuyên có những hành vi đe dọa đánh đập thì để đảm bảo quyền và lợi ích của bạn và gia đình, bạn cần làm đơn trình báo lên cơ quan Công an nơi gia đình bạn cư trú kèm theo các chứng cứ chứng minh về việc bị đe dọa, hành hung.

Trên đây là tư vấn của Luật sư An Nghiệp về việc xử lý khi bị người khác dọa đánh. Hy vọng bạn sẽ có cách xử lý phù hợp để đảm bảo an toàn cho bản thân và gia đình.

Hotline: 079 44 77 555; 0932 116 766

Email: lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Website: luatsudongnai.com.vn

Address: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

 

Dịch vụ khác