NỢ NGÂN HÀNG KHÔNG TRẢ ĐƯỢC THÌ BỊ XỬ LÝ NHƯ THẾ NÀO?

Liên quan tới lĩnh vực tín dụng, ngân hàng gần đây đội ngũ Luật sư An Nghiệp nhận được rất nhiều câu hỏi như:

-  “Vay ngân hàng không trả được có bị sao không?”

-  “Vay ngân hàng không thể trả có đi tù không?”

Luật dân sự là gì? Cách phân biệt giữa luật dân sự và hình sự

Để quý bạn đọc hiểu rõ hơn, hôm nay Luật sư xin được tư vấn câu hỏi trên như sau:

Khi vay ngân hàng đồng nghĩa với việc bạn đã ký kết hợp đồng vay tài sản với ngân hàng. Theo đó bạn phải có nghĩa vụ trả nợ được quy định tại Điều 466 Bộ luật Dân sự 2015:

“1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.”

Như vậy, đến thời hạn trả nợ được ghi rõ trong hợp đồng tín dụng thì bạn phải trả tài sản vay cho ngân hàng.

Mặt khác, bạn có thể thỏa thuận lại thời gian thực hiện nghĩa vụ trả nợ theo quy định, nếu ngân hàng đồng ý thì bạn và ngân hàng ký hợp đồng tín dụng mới hoặc ký hợp đồng sửa đổi hợp đồng tín dụng đã ký giữa bạn và ngân hàng.

Trong trường hợp bạn không thỏa thuận được với ngân hàng kéo thời gian thực hiện nghĩa vụ trả nợ và bạn đã có hành vi vi phạm hợp đồng không trả nợ đúng thời hạn thì bạn xem lại hợp đồng tín dụng của bạn với ngân hàng có điều khoản quy định về việc xử lý hành vi của bạn hay không thì sẽ thực hiện theo hợp đồng tín dụng. Nếu không có quy định thì ngân hàng có quyền khởi kiện tới Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bạn đang sinh sống/cư trú/làm việc để yêu cầu bạn trả nợ.

Nếu hợp đồng này không có tài sản bảo đảm thì ngân hàng sẽ kiện ra tòa yêu cầu Tòa án xác minh tài sản thuộc sở hữu của bạn, lúc đó bạn sẽ bị áp dụng những biện pháp cưỡng chế để thi hành án như là: Kê biên tài sản, khấu trừ vào tiền lương tiền công... ngân hàng có quyền  đó bán đấu giá tài sản để thu hồi nợ.

Nếu có tài sản đảm bảo, thì hết thời hạn thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý tài sản bảo đảm theo hợp đồng.

Trường hợp người vay dùng thủ đoạn gian dối để vay tiền ngân hàng và chiếm đoạt số tiền đó (như làm giả chứng minh nhân dân, làm giả Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận đăng ký xe ô tô...,);

Hay bạn có hành vi bỏ trốn nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ hoặc do việc sử dụng khoản tiền vay vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến việc mất khả năng trả nợ;

Hoặc lý do của bạn không phải do khó khăn, không đủ khả năng trả nợ mà cố tình không trả, hoặc có hành vi bỏ trốn hoặc cố tình cắt đứt liên lạc với ngân hàng nhằm chiếm đoạt khoản tiền vay thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản hoặc Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015.

Trên đây là những phân tích của Luật sư về hậu quả pháp lý của việc “Không trả được nợ ngân hàng”. Tùy vào trường hợp mà hành vi này có thể bị xử lý trách nhiệm dân sự hoặc hình sự. Vì một lý do nào đó chưa thể trả nợ ngân hàng thì bạn hãy luôn thể hiện thiện chí trả nợ và giữ liên lạc với ngân hàng. Cảm ơn bạn đọc!

Để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ vui lòng liên hệ Luật An Nghiệp

Hotline: 079 44 77 555; 0932 116 766

Email: lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Website: luatsudongnai.com.vn

Address: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

 

Dịch vụ khác