ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG
Hỏi về tình huống đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Tôi là người lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty, nay bị mắc bệnh phải điều trị dài ngày đang điều trị tại bệnh viện được gần 3 tháng.
Tóm tắt tình huống:
Tôi là người lao động ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty, nay bị mắc bệnh phải điều trị dài ngày đang điều trị tại bệnh viện được gần 3 tháng (có báo cáo và xin phép Trưởng phòng Tổ chức hành chính và người trực tiếp chấm công khi nhập viện) nhưng trong thời gian điều trị người sử dụng lao động đã đơn phương ra quyết định chấm dứt hợp đồng lao động. Như vậy là đúng hay sai?
Nhiều căn cứ đưa ra trong Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động, người sử dụng lao động đã tự ý tổ chức họp và tự quyết định, tự quy kết, không mời, không có mặt tham dự của người lao động. Như vậy có phù hợp với quy định hiện nay của pháp luật không?
Người sử dụng lao động và người lao động phải làm gì nếu quyết định chấm dứt hợp đồng lao động này là không đúng?
Tôi đề nghị quý công ty tư vấn giúp trong trường hợp này tôi phải làm gì và thủ tục như thế nào?
Luật sư tư vấn:
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT AN NGHIỆP. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT AN NGHIỆP xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
Thứ nhất, về vấn đề công ty ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng với bạn là đúng hay sai?
Khoản 1 Điều 39 của Bộ luật lao động năm 2012 qui định về các trường hợp người sử dụng lao động không được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong trường hợp:“ Người lao động ốm đau hoặc bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đang điều trị, điều dưỡng theo quyết định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 của Bộ luật này”.
Xem thêm: Chấm dứt hợp đồng lao động theo Điều 37 của Bộ luật lao động mới nhất
Điểm b Khoản 1 Điều 38 BLLĐ 2012 quy định :
“ 1. Người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trong những trường hợp sau đây:
b) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, đã điều trị 06 tháng liên tục, đối với người lao động làm theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.
Khi sức khỏe của người lao động bình phục, thì người lao động được xem xét để tiếp tục giao kết hợp đồng lao động;”
Như vậy, trong trường hợp này chị vừa điều trị được gần 3 tháng (có báo cáo và xin phép Trưởng phòng Tổ chức hành chính và người trực tiếp chấm công khi nhập viện), mà công ty ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng với chị là trái pháp luật.
Thứ hai, về vấn đề thủ tục khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 38 BLLĐ 2012, khi người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động phải thực hiện các trình tự thủ tục sau:
+ Phải báo trước cho người lao động Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
Như vậy theo như thông tin anh (chị) cung cấp người sử dụng lao động đã tự ý tổ chức họp và tự quyết định, tự quy kết, không mời, không có mặt tham dự của người lao động là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật.
Thứ ba, Người lao động phải làm gì khi người sử dụng lao động ra quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật:
Dịch vụ tham khảo: Luật sư tư vấn pháp luật lao động, tranh chấp lao động qua điện thoại
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 079.44.77.555
– Người sử dụng lao động có trách nhiệm giải quyết khiếu nại lần đầu;
– Khi tiến hành thanh tra, thanh tra lao động có quyền tiếp nhận và giải quyết khiếu nại về lao động;
– Chánh thanh tra Sở có thẩm quyền giải quyết khiếu nại về lao động mà thanh tra viên hoặc người sử dụng lao động đã giải quyết nhưng còn khiếu nại;
– Chánh thanh tra Bộ có thẩm quyền giải khiếu nại về lao động mà Chánh thanh tra Sở đã giải quyết nhưng còn khiếu nại. Quyết định của Chánh thanh tra Bộ là quyết định giải quyết cuối cùng
Như vậy, nếu bạn không đồng ý với quyết định đơn phương chấm dứt hợp đồng thì bạn có thể gửi Đơn khiếu nại đến Thanh tra lao động cơ sở hoặc Giám đốc công ty bạn. Lưu ý trong đơn khiếu nại bạn phải ghi rõ ngày, tháng, năm khiếu nại, họ, tên, địa chỉ, lý do, nội dung khiếu nại; tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân sử dụng lao động bị khiếu nại; yêu cầu của người khiếu nại. Đơn khiếu nại phải do người khiếu nại ký
Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 079.44.77.555 để được giải đáp.
Trân trọng cảm ơn!
Để được tư vấn và hỗ trợ dịch vụ vui lòng liên hệ Luật An Nghiệp
Hotline: 079 44 77 555
Email: lsnguyenhieuhcm@gmail.com
Website: luatsudongnai.com.vn
Address: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Dịch vụ khác
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Tư Vấn