THỦ TỤC KHAI NHẬN DI SẢN THỪA KẾ ĐẤT ĐAI THEO DI CHÚC ĐƯỢC THỰC HIỆN NHƯ THẾ NÀO?

Câu hỏi của bạn đọc: Chào Luật sư, bố mẹ tôi mất năm 2015 có lập di chúc để lại cho tôi mảnh đất ở quê. Bản di chúc này được bố mẹ lập lúc minh mẫn, có xác nhận của địa phương và công chứng đầy đủ. Tôi có ý định bán mảnh đất này thì bạn bè nói phải khai nhận thừa kế. Luật sư cho tôi hỏi tôi phải chuẩn bị giấy tờ gì và trình tự thủ tục như thế nào? Xin cảm ơn!

Trả lời của Luật sư: Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho đội ngũ Luật sư An Nghiệp. Việc loay hoay không biết phải hiện thực hóa di chúc ra sao là nỗi băn khoăn mà nhiều người gặp phải. Để trả lời câu hỏi của bạn cũng như thắc mắc của nhiều cá nhân, Luật sư xin đưa ra tư vấn cụ thể để mọi người tham khảo cụ thể như sau:

Thăng trầm nghề luật sư ở Việt Nam

1. Kiểm tra tính hợp pháp của di chúc

Vấn đề này đã được quy định rõ trong Bộ luật dân sự 2015, cụ thể Di chúc phải được lập thành văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng; nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật.

Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về di chúc hợp pháp:

-“ Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe doạ, cưỡng ép;

- Nội dung của di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội; hình thức di chúc không trái quy định của luật;

- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi phải được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.”

...

2. Hồ sơ cần chuẩn bị

- Phiếu yêu cầu công chứng;

- Bản sao di chúc nếu thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng nếu chia thừa kế theo pháp luật;

- Giấy tờ chứng minh người để lại di sản đã chết (giấy chứng tử, giấy báo tử, bản án tuyên bố một người đã chết, Giấy đăng ký kết hôn của người để lại di sản, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân (nếu có)…);Trong trường hợp có quan hệ vợ chồng, cha mẹ với con không phân biệt con nuôi con đẻ, con dâu, con rể, anh chị em ruột thì phải có các giấy tờ chứng minh để được miễn thuế thu nhập cá nhân khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất);

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;

- Giấy tờ tùy thân của người thừa kế (chứng minh nhân dân, căn cước công dân, sổ hộ khẩu,…);

- Giấy ủy quyền nếu có;(nếu có trong trường hợp nhiều người được nhận thừa kế nhưng không chia di sản);

- Giấy từ chối nhận di sản thừa kế nếu có một người được để lại tài sản mà từ chối nhận di sản thừa kế.

3. Trình tự, thủ tục khai nhận

Bước 1: Nộp hồ sơ

Người khai nhận di sản tiến hành nộp hồ sơ khai nhận di sản thừa kế tại cơ quan thực hiện công chứng tại nơi có bất động sản.

Bước 2: Xử lý hồ sơ

- Cơ quan công chứng tiếp nhận hồ sơ và xử lý và thực hiện các công việc theo quy định của pháp luật. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản thừa kế phải được niêm yết trong thời hạn 15 ngày. Công chứng viên ra thông báo để niêm yết tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi thường trú cuối cùng của người để lại di sản;

Trong trường hợp không xác định được nơi thường trú cuối cùng thì niêm yết tại nơi tạm trú có thời hạn cuối cùng của người đó;

Trong trường hợp di sản thừa kế là bất động sản ở nhiều địa phương thì việc niêm yết được thực hiện tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có bất động sản đó.

- Nội dung niêm yết phải nêu rõ họ, tên của người để lại di sản; họ, tên của những người khai nhận di sản thừa kế; quan hệ của những người khai nhận di sản thừa kế với người để lại di sản thừa kế; danh mục di sản thừa kế. Cuối bản niêm yết phải ghi rõ nếu có khiếu nại, tố cáo về việc bỏ sót, giấu giếm người được hưởng di sản thừa kế; bỏ sót di sản thừa kế; di sản thừa kế không thuộc quyền sở hữu, quyền sử dụng của người để lại di sản thì khiếu nại, tố cáo đó được gửi cho tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc niêm yết.

- Ủy ban nhân dân cấp xã nơi niêm yết có trách nhiệm xác nhận việc niêm yết và bảo quản việc niêm yết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày niêm yết.

Bước 3: Trả kết quả

- Sau 15 ngày niêm yết mà không có khiếu nại, tố cáo thì cơ quan công chứng thực hiện thủ tục chứng nhận văn bản khai nhận di sản thừa kế;

- Công chứng viên yêu cầu người thừa kế xuất trình bản chính các giấy tờ đã nêu ở trên để đối chiếu trước khi ký xác nhận vào Lời chứng và từng trang của Văn bản khai nhận này;

- Sau khi ký xong sẽ tiến hành thu phí, thù lao công chứng, các chi phí khác và trả lại bản chính Văn bản khai nhận cho người thừa kế.

Bước 4: Thực hiện thủ tục đăng ký đất đai

- Nạp hồ sơ thực hiện việc đăng kí sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc Phòng tài  nguyên và môi trường;

- Sau trình kiểm tra, xác minh hiện trạng, nguồn gốc, quá trình sử dụng và xác định được việc cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là đúng với quy định của pháp luật, Ủy ban nhân dân sẽ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nộp hồ sơ.

4. Phí, lệ phí công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế

Mức phí công chứng Văn bản khai nhận di sản thừa kế được nêu chi tiết tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC. Theo đó, nguyên tắc tính phí Văn bản khai nhận di sản là dựa trên giá trị của di sản.

Trên đây là quy định về “thủ tục khai nhận di sản thừa kế đất đai theo di chúc” mới và nhanh nhất. Nếu còn vướng mắc vui lòng liên hệ Luật An Nghiệp:

Hotline: 079 44 77 555; 0932 116 766

Email: lsnguyenhieuhcm@gmail.com

Website: luatsudongnai.com.vn

Address: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai

 

Dịch vụ khác