GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
GIẢI THỂ DOANH NGHIỆP
Muốn thành lập doanh nghiệp cần phải đầy đủ điều kiện về vốn, hồ sơ, thủ tục...theo đúng trình tự và quy định pháp luật. Vậy trường hợp doanh nghiệp không còn đủ khả năng hoạt động và muốn giải thể thì có cần tuân thủ trình tự thủ tục gì không? Để giải đáp câu hỏi này, hãy cùng Luật An Nghiệp tìm hiểu về quá trình giải thể doanh nghiệp theo pháp luật hiện hành.
Giải thể doanh nghiệp là việc chủ thể doanh nghiêp tiến hành các thủ tục pháp lý về giải thể, nhằm chấm dứt tư cách pháp nhân và các quyền, nghĩa vụ liên quan của doanh nghiệp.
1. Trường hợp và điều kiện giải thể doanh nghiệp
Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014 có quy định
“1. Doanh nghiệp bị giải thể trong các trường hợp sau đây:
a) Kết thúc thời hạn hoạt động đã ghi trong Điều lệ công ty mà không có quyết định gia hạn;
b) Theo quyết định của chủ doanh nghiệp đối với doanh nghiệp tư nhân, của tất cả thành viên hợp danh đối với công ty hợp danh, của Hội đồng thành viên, chủ sở hữu công ty đối với công ty trách nhiệm hữu hạn, của Đại hội đồng cổ đông đối với công ty cổ phần;
c) Công ty không còn đủ số lượng thành viên tối thiểu theo quy định của Luật này trong thời hạn 06 tháng liên tục mà không làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp;
d) Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
2. Doanh nghiệp chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác và doanh nghiệp không trong quá trình giải quyết tranh chấp tại Tòa án hoặc cơ quan trọng tài. Người quản lý có liên quan và doanh nghiệp quy định tại điểm d khoản 1 Điều này cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ của doanh nghiệp.”
2. Hồ sơ giải thể doanh nghiệp
Khoản 1 Điều 204 Luật Doanh nghiệp năm 2014 quy định hồ sơ giải thể doanh nghiệp bao gồm các giấy tờ sau:
- Thông báo về giải thể doanh nghiệp;
- Báo cáo thanh lý tài sản doanh nghiệp; danh sách chủ nợ và số nợ đã thanh toán, gồm cả thanh toán hết các khoản nợ về thuế và nợ tiền đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sau khi quyết định giải thể doanh nghiệp (nếu có);
- Con dấu và giấy chứng nhận mẫu dấu (nếu có);
- Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
3. Thủ tục giải thể doanh nghiệp
Bước 1: Doanh nghiệp thông qua quyết định giải thể doanh nghiệp.
Bước 2: Thông báo công khai quyết định giải thể.
Sau khi quyết định giải thể được thông qua, doanh nghiệp phải thông báo cho những người có quyền và lợi ích liên quan đến hoạt động giải thể doanh nghiệp biết về quyết định giải thể. Trường hợp doanh nghiệp còn nghĩa vụ tài chính chưa thanh toán thì phải gửi kèm theo quyết định giải thể phương án giải quyết nợ đến các chủ nợ, người có quyền lợi và nghĩa vụ có liên quan. Thông báo phải có tên, địa chỉ của chủ nợ; số nợ, thời hạn, địa điểm và phương thức thanh toán số nợ đó; cách thức và thời hạn giải quyết khiếu nại của chủ nợ.
Bước 3: Thanh lý tài sản doanh nghiệp và các khoản nợ
Chủ doanh nghiệp tư nhân, Hội đồng thành viên hoặc chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị trực tiếp tổ chức thanh lý tài sản doanh nghiệp, trừ trường hợp Điều lệ công ty quy định thành lập tổ chức thanh lý riêng.
Doanh nghiệp tiến hành thanh toán các khoản nợ theo thứ tự sau:
- Nợ lương, trợ cấp thôi việc, bảo hiểm xã hội và các khoản nợ khác với người lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012;
- Nợ thuế;
- Các khoản nợ khác.
Sau khi đã thanh toán hết các khoản nợ và chi phí giải thể doanh nghiệp, phần còn lại chia cho chủ doanh nghiệp tư nhân, các thành viên, cổ đông hoặc chủ sở hữu công ty theo tỷ lệ sở hữu phần vốn góp, cổ phần.
Bước 4: Nộp yêu cầu giải thể doanh nghiệp
Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp gửi đề nghị giải thể cho Cơ quan đăng ký kinh doanh trong 05 ngày làm việc kể từ ngày thanh toán hết các khoản nợ của doanh nghiệp.
Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được hồ sơ giải thể doanh nghiệp, Phòng Đăng ký kinh doanh gửi thông báo về việc đăng ký giải thể doanh nghiệp của doanh nghiệp cho cơ quan thuế.
Bước 5: Kết thúc thủ tục giải thể
Sau thời hạn 180 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải thể theo khoản 3 Điều này mà không nhận được ý kiến về việc giải thể từ doanh nghiệp hoặc phản đối của bên có liên quan bằng văn bản hoặc trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ giải thể, Phòng Đăng ký kinh doanh chuyển tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp sang tình trạng giải thể nếu không nhận được ý kiến của cơ quan thuế, đồng thời ra Thông báo về việc giải thể của doanh nghiệp.
Trên đây là tư vấn của luật sư về vấn đề giải thể doanh nghiệp. Nếu quý khách còn thắc mắc cần được giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Hotline: 079 44 77 555; 0932 116 766
Email: lsnguyenhieuhcm@gmail.com
Website: luatsudongnai.com.vn
Address: 1680 - Nguyễn Ái Quốc- KP6- Biên Hòa - Đồng Nai
Dịch vụ khác
- BỔ SUNG NGÀNH NGHỀ HỘ KINH DOANH 1405
- THỦ TỤC THÀNH LẬP HỘ KINH DOANH 3032
- THỦ TỤC ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH TẠI ĐỒNG NAI 4586
- THAY ĐỔI ĐỊA CHỈ HỘ KINH DOANH 1343
- LUẬT SƯ DOANH NGHIỆP TẠI ĐỒNG NAI 1593
- QUY TRÌNH THÀNH LẬP CÔNG TY 1210
- NHỮNG LƯU Ý CẦN BIẾT KHI THÀNH LẬP DOANH NGHIỆP 1189
- LUẬT SƯ ĐỒNG NAI UY TÍN
Hỗ trợ trực tuyến
-
Hotline
-
Tư Vấn